Phí bảo trì căn hộ là gì? Cách tính phí bảo trì căn hộ chung cư

Phí Bảo Trì Căn Hộ Là Gì Cách Tính Phí Bảo Trì Căn Hộ

Phí bảo trì căn hộ bao gồm những gì, cách tính cụ thể ra sao? Bạn có đang tính và chi trả đúng mức phí của mình?

Đối với những người mua, thuê, thuê mua căn hộ thì các loại phí trong quá trình sử dụng là điều cần được quan tâm và tìm hiểu. Những khoản phí này có thể khiến bạn phát sinh chi phí đáng kể, vì vậy, nắm rõ về chúng là cách bảo đảm quyền lợi cho mình.

Trong đó, phí bảo trì căn hộ là một trong các khái niệm dễ gây nhầm lẫn hiện nay. Vì không rõ bản chất, cách tính, tỷ lệ tính bao nhiêu nên không hiếm trường hợp giữa các bên mua – bán khó đi đến thỏa thuận chung.

Cùng bài viết tìm hiểu chi tiết về phí bảo trì căn hộ cũng như những vấn đề pháp lý thường gặp về loại phí này.

Phí bảo trì căn hộ là gì?

Hiện nay, tại các văn bản có liên quan, không có khái niệm cụ thể về phí bảo trì căn hộ là gì. Tuy nhiên, dựa theo các quy định hiện hành về phí bảo trì, có thể khái quát khái niệm của loại phí này.

Căn hộ
Phí bảo trì căn hộ cần có để bảo trì tài sản của chủ sở hữu chung cư

Tại khoản 1 Điều 107 Luật Nhà ở 2014 có quy định: “Bảo trì nhà chung cư bao gồm bảo trì phần sở hữu riêng và bảo trì phần sở hữu chung. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư”.

Như vậy, theo định nghĩa này thì kinh phí bảo trì căn hộ là gì có thể hiểu đơn giản là loại kinh phí được đóng góp để thực hiện các công tác liên quan đến bảo trì phần chung của tòa nhà, nơi có căn hộ sở hữu.

Điều 100 Luật Nhà ở 2014 cũng nêu rõ phạm vi các phần sở hữu chung trong toàn nhà gồm:

  • Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng; 
  • Phần diện tích bên trong căn hộ bao gồm cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó;
  • Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng
  • Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ 
  • Nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư;
  • Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư 
  • Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó
  • Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước: sân chung, vườn hoa, công viên,…

Phí bảo trì căn hộ được tính như thế nào?

Khoản 1 điều 108 Luật Nhà ở 2014 có quy định:

1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:

a) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua; khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua;

b) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.

Phí bảo trì căn hộ được tính theo quy định pháp luật
Phí bảo trì căn hộ được tính theo quy định pháp luật

Với quy định này, có 2 nội dung quan trọng cần chú ý.

Thứ nhất, mức phí bảo trì căn hộ là bao nhiêu? Mức kinh phí này được tính bằng 2% giá trị căn hộ.

Thứ hai, đối tượng đóng phí bảo trì căn hộ là ai?

Theo nội dung quy định ở trên, kết hợp với hướng dẫn tại Thông tư 02/2016/TT-BXD (Khoản 2 Điều 11), thì: “Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định”

Theo lý thuyết thì chủ đầu tư bán cho bên mua, bên mua này sẽ có trách nhiệm đóng phí bảo trì. Tuy nhiên, thực tế lại có nhiều phát sinh, điển hình là việc mua đi bán lại trong thời gian căn hộ chưa bàn giao, chưa được sử dụng. Như vậy, phí bảo trì căn hộ sẽ do người mua nào chịu trách nhiệm đóng?

Trong các hợp đồng mua bán căn hộ hiện nay đều có điều khoản về phí bảo trì căn hộ, cụ thể, khi có thông báo từ chủ đầu tư, chủ sở hữu căn hộ sẽ thực hiện nộp kinh phí, đa phần rơi vào giai đoạn tòa nhà đã hoàn thiện và đưa vào vận hành.

Do đó, ai là chủ sở hữu căn hộ ở thời điểm này sẽ là người đóng phí bảo trì. Vậy nên, khi mua bán, các bên phải làm rõ, thỏa thuận với nhau về điều này, chuyển nhượng luôn bao gồm khoản kinh phí bảo trì, có xác nhận từ chủ đầu tư.

Phân biệt một số loại phí khác liên quan đến căn hộ

Liên quan đến phí bảo trì căn hộ, có một số tìm kiếm phí bảo trì căn hộ 2 là gì. Có thể hiểu theo 2 trường hợp.

  • Thứ nhất, là cách hiểu chưa chính xác về 2% phí bảo trì, chưa nắm rõ con số “2” hay “2%” này ở quy định nào.
  • Thứ hai, có thể người dùng đang muốn biết nếu sở hữu căn hộ thứ 2 thì phí bảo trì được tính ra sao. Theo nguyên tắc, sở hữu bao nhiêu căn hộ thì người mua đóng phí bảo trì tương ứng bấy nhiêu.
Phí bảo trì căn hộ được tính theo số căn hộ bạn sở hữu
Phí bảo trì căn hộ được tính theo số căn hộ bạn sở hữu

Ngoài ra, còn có các khái niệm khác dễ gây nhầm lẫn với phí bảo trì căn hộ. Cụ thể như sau.

Phí quản lý căn hộ là gì?

Khác với phí bảo trì, phí quản lý căn hộ được thu theo từng tháng, là chi phí dùng cho các hoạt động liên quan đến việc vận hành tòa nhà, như: bảo dưỡng thang máy, vệ sinh, an ninh, chăm sóc cây xanh, phòng cháy chữa cháy,…

Phí quản lý được sẽ có mức thu theo mét vuông, căn hộ diện tích bao nhiêu sẽ được nhân lên để ra con số tổng hàng tháng. Do đó, phí quản lý của mỗi căn hộ sẽ khác nhau nếu chênh lệch diện tích.

Phí chuyển nhượng căn hộ là gì

Đây là loại phí mà các bên mua bán phải thực hiện trong quá trình ký kết hợp đồng, sang tên sở hữu căn hộ chung cư. Những khoản phí này bao gồm: phí công chứng, phí thẩm định hồ sơ, lệ phí trước bạ, lệ phí cấp mới/cấp đổi sổ hồng.

Mức phí này được thu theo các quy định của pháp luật hiện hành, dựa trên tính chất của mỗi bộ hồ sơ.

Phí bảo trì căn hộ là loại phí quan trọng về mặt pháp lý, quyền lợi đối với người mua/thuê mua căn hộ. Để tránh các rủi ro và rắc rối phát sinh, nên trao đổi thật kỹ về loại phí này trước khi tiến hành giao dịch.

Đọc thêm >>> Khu phức hợp là gì? Tất tần tật về khu phức hợp

Bài viết được chia sẻ bởi DC HoldingsCông ty Bất Động Sản chuyên phát triển, tư vấn giải pháp, phân phối và tiếp thị các sản phẩm bất động sản. Hơn hết DC Holdings còn là Sàn Inhouse chủ đầu tư TDG Group “chủ đầu tư uy tín tại Việt nam với hơn 20 năm kinh nghiêm trong lĩnh vực BĐS”. Và DC Holdings còn là Đại lý phân phối chính thức của The Maris Vũng Tàu.

Liên hệ với DC Holdings ngay hôm nay để được tư vấn cũng như hỗ trợ, tư vấn đầu tư bất động sản.

Chia sẻ ngay:

Facebook
Pinterest
Twitter
LinkedIn

Bài viết nổi bật

Review dự án