Shophouse là mô hình được đánh giá cao về tiềm năng tại thị trường Việt Nam. Làm thế nào để sở hữu và sinh lời bền vững với loại sản phẩm này?
Nhắc đến các loại hình bất động sản nở rộ trong vài năm trở lại đây, shophouse chắc chắn là cái tên nằm ở top đầu. Không thể phủ nhận, ngay từ khi xuất hiện, loại hình này đã tạo nên làn sóng đón nhận mạnh mẽ trên thị trường. Sức hút, sự cạnh tranh và lợi nhuận từ shophouse là điều không thể phủ nhận.
Vậy bản chất của shophouse là gì? Đầu tư shophouse như thế nào? Muốn có lời, nhà đầu tư nhất định phải biết những thông tin sau.
Shophouse là gì?
Shophouse thuật ngữ chuyên ngành, ngoài ra còn được gọi là nhà phố thương mại. Thuật ngữ này chỉ những bất động sản đa chức năng, vừa kết hợp không gian ở và không gian kinh doanh. Do đó, đặc điểm dễ nhận thấy là thường nằm ở các trục đường lớn của dự án, vị trí đắc địa từ 1 – 2 mặt tiền, diện tích rộng và thiết kế đáp ứng nhiều công năng.
Vậy căn hộ shophouse là gì? Dựa vào cách hiểu về shophouse, nhiều người dùng cụm từ này để chỉ những căn hộ nằm ở khối đế của các tòa nhà chung cư, nơi dùng để làm mặt bằng kinh doanh nhưng vẫn có không gian sinh hoạt. Cách gọi khác là shophouse khối đế.
Về cơ bản thì shophouse và shophouse khối đế đều có chung đặc điểm, chỉ khác về loại hình thể hiện là dạng nhà phố cao tầng hay kết cấu dạng căn hộ. Đây cũng là 2 dạng shophouse điển hình hiện nay.
Các đặc điểm nổi bật của shophouse
Xuất hiện ở thời điểm thị trường đã có nhiều loại hình khác tồn tại nhưng shophouse vẫn nhanh chóng thiết lập vị thế riêng của mình. Điều này được lý giải là bởi bất động sản này có các đặc điểm mang tính ưu việt, vượt trội hơn hẳn khi được đặt lên bàn cân.
Thứ nhất, nguồn cung shophouse khá hiếm.
Một trong các đặc điểm cũng là lý do hàng đầu đưa shophouse vào danh sách ưu tiên là số lượng nguồn cung không quá lớn. Trong mỗi dự án, số căn shophouse chỉ đếm trên đầu ngón tay, khoảng từ 2 – 3%, cao nhất là 5%. Với con số này thì người mua phải đối mặt với tỷ lệ cạnh tranh cực kỳ cao, có tài chính nhưng chưa chắc đã sở hữu được sản phẩm mong muốn.
Thứ hai, shophouse có vị trí đắc địa.
Mục đích là để kinh doanh nên điểm đặt của các căn shophouse luôn có giao thông kết nối thuận tiện, tập trung đông dân cư và nhu cầu về thương mại, dịch vụ cực kỳ phát triển. Đó chính là lý do vì sao cùng thuộc một dự án nhưng shophouse luôn có giá cao hơn các căn hộ hay nhà phố liền kề khác.
Thứ ba, tính ứng dụng linh hoạt.
Đặc điểm này có được nhờ vào thiết kế thông minh của shophouse. Không chỉ có mặt tiền đẹp, bắt mắt và bên trong cũng được sắp xếp sao cho đảm bảo thuận tiện kinh doanh nhưng vẫn có sự riêng tư cho sinh hoạt, thường sẽ có từ 3 – 5 tầng.
Shophouse có thể làm mặt bằng kinh doanh, mở cửa hàng hoặc cho thuê mở cửa hàng, mở văn phòng đại diện,… Những căn shophouse với không gian rộng rãi, không khó để tối ưu diện tích sử dụng cho nhiều mục đích. Thậm chí, chỉ 1 căn shophouse nhưng có thể cùng lúc dùng để ở, kinh doanh và cho thuê.
Đầu tư shophouse như thế nào cho hiệu quả?
Những nhà đầu tư có kinh nghiệm xem shophouse là chiến thuật “gà đẻ trứng vàng” cho đường dài. Dựa vào các đặc điểm nổi bật của loại hình này, dưới góc nhìn về lợi nhuận và tiềm năng, shophouse hội tụ gần đủ các yếu tố tìm kiếm.
- Tính thanh khoản tốt: Nhu cầu cao nhưng nguồn cung hiếm, các căn shophouse không khó để tìm được đầu ra nếu muốn bán lại hay cho thuê.
- Lợi nhuận ấn tượng: Tỷ lệ lợi nhuận hàng năm của shophouse có thể lên đến 8 – 12% năm, đây là con số đáng mơ ước.
- Tiềm năng tăng giá: Shophouse có thiết kế hợp thời, vị trí tốt, hạ tầng chỉn chu,… đều là những cơ sở đảm bảo cho việc tăng giá trong tương lai.
Tuy nhiên, với sự hấp dẫn này, có phải chỉ cần xuống tiền, shophouse sẽ tự động sinh lời? Nếu muốn đi với nhau bền vững, nhà đầu tư đừng quên những điều cốt lõi sau.
Thứ nhất, chọn đúng dự án để đầu tư shophouse.
Hiện nay có rất nhiều dự án mở bán shophouse với hàng loạt cam kết hấp dẫn. Tuy nhiên, tất cả chỉ đang nằm ở “quảng cáo” mà thôi, thực hư ra sao phải tự mình đánh giá. Một dự án shophouse đáng để đầu tư phải thỏa mãn 3 tiêu chí:
- Vị trí tốt, giao thông thuận tiện, hạ tầng có sức bật
- Có tệp khách hàng rõ ràng
- Uy tín, năng lực chủ đầu tư
Dựa vào 3 yếu tố này để nhìn nhận tính khả thi, xem xét tính phù hợp và dự án có đúng với định hướng phát triển của nhà đầu tư hay không.
Thứ hai, hiểu rõ về pháp lý shophouse.
Shophouse được sử dụng, khai thác trong bao lâu? Chắc chắn sẽ không ít người còn mơ hồ về điều này. Một số shophouse được cấp phép sở hữu lâu dài, nhưng một số khác chỉ có thời hạn khoảng 45 – 50 năm. Đây là điều mà nhà đầu tư phải tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định.
Thứ ba, cân đối nguồn vốn đầu tư.
Giá của shophouse luôn cao hơn so với các loại hình khác trong cùng dự án, từ 15 – 20%. Những căn càng có vị trí tốt, thuộc chủ đầu tư lớn thì giá sẽ càng cao. Do đó, nhà đầu tư phải làm chủ dòng tiền, tính toán đến bài toán lãi suất để không phải chịu áp lực tài chính quá lớn.
Thứ tư, hình thức đầu tư shophouse.
Đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến lợi nhuận thu về. Các hình thức đầu tư shophouse nào phổ biến?
- Sử dụng, sở hữu như tài sản tích lũy: Đây cũng có thể xem là một dạng đầu tư cho chính bản thân, gia đình và con cái của mình. Nhu cầu đối với bất động sản sẽ không bao giờ mất đi nhưng nguồn cung luôn luôn thay đổi, vì vậy, càng sớm có được sẽ càng nhận về nhiều lợi thế.
- Triển khai các hình thức kinh doanh: Tận dụng mặt bằng và đặc điểm dân cư tại khu vực, chủ nhân các căn shophouse có thể phát triển dự án kinh doanh riêng của mình, như: thời trang, cafe, ăn uống, mỹ phẩm,…
- Cho thuê: Đối tượng khách thuê tiềm năng là các chủ cửa hàng, doanh nghiệp cần mở văn phòng,… Cách này mang lại nguồn thu ổn định hàng tháng.
- Mua đi bán lại hưởng chênh lệch: Nhà đầu tư nên có khoảng thời gian đợi thay vì lướt sóng, lúc này giá trị của shophouse sẽ bộc lộ rõ nét hơn.
Shophouse và đầu tư shophouse không phải là cuộc chạy đua theo số đông, mang tính nhất thời. Chuyên gia lẫn giới đầu tư đều nhìn nhận đây là công cụ sinh lời thuộc số hiếm, rất đáng để cân nhắc trong bối cảnh hiện nay.